Thành công không tìm đến với những kẻ lười nhác, thiếu học hỏi, nó chỉ đến với những những người biết lắng nghe và học hỏi không ngừng để cải thiện tư duy và sáng tạo của mình. Đôi khi thành công có thể được tìm thấy ngay trước mắt bạn, nếu chúng ta biết nhìn nhận và chớp cơ hội để chiến thắng. Hãy cùng khám phá 5 bài học khởi nghiệp sâu sắc của Steve Jobs mà Guy Kawasaki đã học hỏi được khi ông làm việc tại bộ phận Macintosh của Apple trong bài viết này, có lẽ bạn cũng sẽ ngộ nhận ra nhiều thứ.
Tôi đã thành công nhờ 5 bài học khởi nghiệp sâu sắc của Steve Jobs
1. Khách hàng không thể diễn tả cho bạn biết họ đang muốn gì
Khách hàng chỉ có thể nói cho bạn biết những gì họ muốn, nhưng nó thường đi theo kiểu mô típ truyền thống như muốn có một thứ gì đó nhanh hơn, giá rẻ hơn và chất lượng tốt hơn, nhưng thực chất họ lại không hiểu thứ mình muốn nó như thế nào. Ví dụ, vào năm 1980, khách hàng của Apple luôn mong muốn có một sản phẩm tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn sản phẩm Apple II hiện tại. Thế nhưng không ai yêu cầu phải là một máy tính Macintosh cả. Quả thật, doanh nhân thành công là những người có thể tạo ra những thứ mà mọi người không thể nói rõ chúng như thế nào, nhưng có thể đáp ứng tốt mọi nhu cầu của họ khi nó đọc ra mắt.
2. Các chuyên gia không thể nói cho bạn biết bạn phải làm gì
Các chuyên gia giỏi thường hay diễn giải cho bạn những gì đang xảy ra hiện nay nhưng dưới góc độ rất chi là nghệ thuật và lý thuyết. Thực chất, họ không thể nói cho bạn biết phải làm thế nào để khắc phục những sai sót trong thực tế, họ cũng không thể cho bạn biết phải làm cách nào để đón đầu xu hướng của một nhà lãnh đạo hiện tại.
3. Mọi hành động đều diễn ra theo một chu trình
Steve Jobs
Vào năm 1830, máy cắt băng đã bị xóa sổ khi nhà máy nước đá ra đời. Thế nhưng chỉ đến năm 1850, nhà máy nước đá lại bị xóa sổ khi người ta phát minh ra máy làm lạnh. Trong suốt chặng đường phát triển, sản phảm này luôn diễn ra theo đúng một chu trình nào đó, tuy nhiên còn tùy theo sự sáng tạo và tư duy nhà khởi nghiệp mà họ có thể nhận được một sản phẩm theo chu trình kế tiếp hay một sản phẩm mang hình thái mới.
4. Thiết kế luôn cần đổi mới
Nó có thể không quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng từ những ý tưởng thiết kế cho đến yếu tố nhân lực luôn cần đảm bảo giúp thúc đẩy một khởi động được thành công. Các chức năng đơn giản hiện không còn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nữa. Hiện tại, sản phẩm hay dịch vụ của bạn cần chú trọng đầu tư về mặt thiết kế sao cho chúng được thanh lịch và dễ dàng sử dụng. Chính vì vậy, những gì mà Steve Jobs và Apple đã làm đều thỏa mãn kỳ vọng của mọi người mãi mãi.
5. Giá trị không thể đong đếm được bằng giá bán
Giá bán chỉ là một con số in trên danh mục, trong khi giá trị là toàn bộ các chi phí và lợi ích của một sản phẩm mang lại. Một thứ gì đó với một mức giá cao hơn có thể sẽ mang một giá trị tốt hơn, bởi nó làm giảm chi phí (chẳng hạn như chi phí đào tạo) và tạo ra kết quả tốt hơn. Vì vậy, không nên tập trung vào giá bán của sản phẩm mà hãy tập trung vào việc cung cấp và trao đổi giá trị của nó.
Một điều nữa Steve Jobs đã dạy tôi rằng trong cuộc sống có một số thứ chúng ta cần phải tin tưởng trước khi muốn nhìn thấy sự hiện diện của chúng. Đừng biến mình thành một kẻ hoài nghi thường không chịu tin vào một điều gì đó cho đến khi chúng thành sự thật. Nếu muốn trở thành một doanh nhân thành công, bạn phải tin vào ý tưởng của bạn. Đây là lý do tại sao Steve Jobs đã thay đổi thế giới, trong khi hầu hết những người khác lại chờ đợi thế giới thay đổi mình.
Theo Guy Kawasaki